Quản trị kinh doanh tại trường quốc tế raffles - đại học quốc tế

Trường quốc tế Raffles - Đại học quốc tế Raffles là ngôi trường với môi trường đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng,... Đặc biệt với các chương trình du học : du học singapore, du hoc tại chỗ.

Những câu hỏi sinh viên cần biết - hoặc có thể liên hệ trực tiếp Tại Đây

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Quản trị kinh doanh - Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp


Quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp là quản trị các quan hệ tài chính phát sinh trong doanh nghiệp, bao gồm: lựa chọn để quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định, các giải pháp về tài chính trong suốt quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn những rủi ro lớn và không ít trường hợp, khi rủi ro xảy ra, việc khắc phục chúng trở thành bất khả kháng đối với các doanh nghiệp.

Những rủi ro thường gặp trong tài chính doanh nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, “rủi ro là điều không lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”. Vậy, rủi ro trong tài chính là “những điều không lành mạnh, không tốt, bất ngờ xẩy ra trong quản trị kinh doanh doanh nghiệp”. Khoa học về quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp (TCDN) và tổng kết từ thực tiễn đã cho thấy, rủi ro trong TCDN luôn luôn gắn liền với tình trạng lạm phát trong nền kinh tế và gồm có:

Một là, rủi ro về cân đối dòng tiền (quản trị kinh doanh)

Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v...
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

Hai là, rủi do về lãi suất tiền vay (quản trị kinh doanh)

Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

Ba là, rủi ro về sức mua của thị trường (quản trị kinh doanh)

Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến sức mua giảm. Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi. Phần lớn khả năng thanh toán tập trung cho những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sẽ có không ít mặt hàng lượng tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, rủi ro về sức mua của thị trường đã xảy ra. Nó thể hiện qua số lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, rủi ro về tỷ giá hối đoái (quản trị kinh doanh)

Là rủi ro xẩy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn.

Năm là, rủi ro về khả năng tái đầu tư (quản trị kinh doanh)

Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Khi lạm phát xẩy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xẩy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mình trên thị trường. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư lạm phát có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại...

Tin liên quan:
Tin cũ hơn:

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Quản trị kinh doanh - 10 sai lầm hay mắc phải

Quản trị kinh doanh là một ngành khó khăn. Bởi vì quản lý là một nghệ thuật và đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải luôn luôn sáng suốt và nâng cao trình độ. Tuy nhiên trong kinh doanh, một cuộc trưng cầu ý kiến gần đây chỉ ra rằng một nửa các nhà kinh doanh không hề được đào tạo trước khi bắt đầu công việc của mình. Chính điều này càng làm cho những nhà quản lý mới thường hay gặp nhiều sai lầm hơn. Cùng Trường quốc tế Raffles - Đại học quốc tế  tham khảo 10 sai lầm phổ biến nhất mà những nhà kinh doanh trẻ mới vào nghề hay gặp phải.

1. Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ trong quản trị kinh doanh
Nếu bạn vừa được đề bạt để làm quản lý bộ phận sản xuất, bạn có thể có cảm giác rằng mình biết mọi thứ trong bộ phận này. Ngay cả khi điều đó có đúng hay không, bạn chắc chắn rằng không thể biết mọi thứ về phần quan trọng nhất trong công việc mới mẻ nhưng đầy thách thức này, quản lý con người. Hãy lắng nghe những người xung quanh họ và hỏi ý kiến họ khi cần thiết. Hãy luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những điều mới.

2. Cho mọi người thấy rằng ai là người lãnh đạo
Tin tôi đi, tất cả mọi người làm việc với bạn biết ai là người lãnh đạo. Bạn không cần phải khoe khoang về việc mình đang làm sếp. Tuy nhiên, những hành động của bạn phải chứng minh rằng với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn đang tạo nên những thay đổi tích cực.

3. Thay đổi mọi thứ trong quản trị kinh doanh
Đừng làm loạn mọi thứ. Nếu mọi việc chỉ đơn giản diễn ra không phải theo cách bạn muốn và thường làm thì không có nghĩa là nó sai. Hãy học cách phân biệt 2 từ “khác biệt” và “sai”.

4. Sợ hãi khi làm bất kì việc gì
Có thể bạn không yêu cầu được lên chức. Có thể bạn không tự tin rằng mình có thể làm được. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực đó làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Những vị lãnh đạo cấp cao sẽ không bao giờ cho phép bạn ngồi vào chiếc ghế đó nếu họ không chắc rằng bạn đủ lớn để ngồi lên nó.

5. Không dành thời gian để tìm hiểu mọi người
Có thể bạn làm việc với những người này rất lâu rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hiểu họ. Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến họ thích thú, làm thế nào để thúc đẩy họ, điều gì làm họ sợ hãi và lo lắng. Cố gắng tìm và hiểu họ từng người 1, vì đó là cách duy nhất bạn có thể quản lý họ 1 cách hiệu quả. Những nhân viên dưới quyền có thể giúp đỡ bạn cũng như hất văng bạn trên con đường trở thành 1 nhà quản lý tuyệt vời. Hãy quan tâm và dành thời gian cho họ!

6. Không dành thời gian cho sếp
Vì sếp vừa mới thăng chức cho bạn, chắc chắn là họ hiểu rằng bạn sẽ bận rộn thế nào và không cần dành thời gian cho họ, đúng vậy không? Bạn nhầm rồi. Công việc của bạn cũng như trước kia khi bạn vẫn còn là 1 nhân viên quèn, đó là giúp đỡ sếp của bạn. Hãy dành 1 quỹ thời gian nhất định để gặp sếp vừa để thông báo tình hình vừa để nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn.

7. Không chú ý tới những vấn đề hoặc những nhân viên gây rối
Bạn sẽ không bao giờ tránh được những rắc rối hay hi vọng rằng tự chúng sẽ biến đi. Khi chuyện gì đó xảy ra, bạn phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp tốt nhất và thực hiện nó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể yêu cầu thông tin hay sự giúp đỡ từ người khác, nhưng nó có nghĩa là bạn là người phải chú tâm tới chúng.

8. Không để bản thân cư xử như 1 con người
Việc bạn là 1 nhà quản lý không có nghĩa là bạn không có tình người, rằng bạn không được cười, không được bộc lộ cảm xúc hay thỉnh thoảng mắc lỗi.

9. Không bảo vệ nhân viên của bạn
Những người trong nhóm của bạn sẽ gặp sức ép từ mọi phía. Những bộ phận khác có thể đổ lỗi cho bạn vì giao diện có vấn đề. Sếp có thể đổ hết những công việc khó nhằn sang bộ phận của bạn. Phòng nhân sự có thể đưa ra quyết định rằng mức lương trong bộ phận của bạn quá cao. Đó là lúc bạn phải đấu tranh cho cấp dưới và đảm bảo rằng họ được đối xử càng công bằng càng tốt. Họ sẽ đáp lại bạn bằng sự trung thành.

10. Tránh nhận trách nhiệm về bất cứ việc gì
Cho dù bạn có thích hay không, với cương vị là 1 nhà quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm 100% về mọi thứ xảy ra trong bộ phận của bạn. Bất kì điều gì mà ai đó trong bộ phận của bạn làm là tấm gương phản ánh của bạn. Bạn phải xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả để đảm bảo rằng mọi chuyện xảy ra sẽ không làm bạn ngạc nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm. Trách nhiệm và quyền hạn luôn đi kèm với nhau.



Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Dạy & Học quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanhNếu bạn thích ở vị trí quan trọng, chủ doanh nghiệp và ước mơ thành lập công ty của chính mình. Lãnh đạo đội nhân viên chuyên nghiệp, hay một nhà tư vấn kinh doanh, bằng cấp quản trị kinh doanh sẽ là mốc sự nghiệp lý tưởng cho bạn.
Điều quan trọng cho các công ty là có những chuyên gia quản lý với kỹ năng quản lý ưu việt để hướng đến ngành quản trị kinh doanh có nhu cầu. Bạn không chỉ cần biết nhu cầu thị trường để đưa ra những lời khuyên chính xác, hiệu quả, mà còn có sự chỉ huy mạnh mẽ về giao tiếp, lãnh đạo và kỹ năng xã hội để giữ vững lòng tin khách hàng và nhuệ khí của nhân viên. Với hiểu biết trong ngành của nhà quản trị kinh doanh, bạn có thể thành lập cho mình doanh nghiệp của chính bạn hay tham gia vào việc thành lập các tổ chức và làm việc với các người cùng ý tưởng.
Các công ty thuê những chuyên gia để giữ liên hệ với đối tác bên ngoài và giám giát nhân viên bên trong. Bạn cần gặp khách hàng để thỏa thuận và thường lập lại hướng dẫn từ nhà quản trị kinh doanh cấp cao hay từ khách hàng cho các nhân viên. Kỹ năng duy trì mối quan hệ với cá đối tác thì rất quan trọng để gia tăng thu nhập và giữ tỉ lệ nghỉ việc thấp. Với định hướng bậc cao, bạn sẽ tìm thấy được sự tôn trọng từ các cấp dưới khi bạn giải quyết
Nếu kế hoạch của bạn là một giám đốc dự án, giám đốc bán lẽ, hay quản lý khách sạn, hãy lấy bằng cấp quản trị kinh doanh sẽ trang.
Trường quốc tế Raffles - Đại học quốc tế Raffles là ngôi trường với môi trường đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng,...  Đặc biệt với các chương trình du học : du học singapore, du hoc tại chỗ.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Quản trị kinh doanh - Ngành QTKD là gì?

Nếu bạn thích ở vị trí quan trọng, ước mơ thành lập công ty của chính mình, lãnh đạo đội nhân viên chuyên nghiệp, hay một nhà tư vấn kinh doanh, bằng cấp quản trị kinh doanh sẽ là mốc sự nghiệp lý tưởng cho bạn. Trường quốc tế Raffles - Đại học quốc tế sẽ chỉ rõ cho bạn thấy những điều mà bạn lầm tường. Quản trị kinh doanhCó nhiều ngưòi vẫn hay nói đùa với nhau như thế này "Học quản trị kinh doanh là biết học rất nhiều nhưng thật ra chẳng biết cái gì cả". Tại sao lại có câu nói này , câu nói xuất phát từ đâu? Thật ra đây là một câu truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác trong sinh viên còn sở dĩ có câu nói này là vì quản trị kinh doanh học rất nhiều lĩnh vực từ Tài Chính, Nhân Sự , Marketing , Sale, ... Thậm chí cả chứng khoán, Kế Toán.. mà những lĩnh vự này đều đòi hỏi thời gian đầu tư cho nó là rất nhiều nhưng thử hỏi thời lượng học trên lớp của nghành quản trị kinh doanh là bao nhiêu, mỗi lĩnh vực như vậy đều phải là 1 khóa học từ 1-2 năm mới có thể nắm được cơ bản nhưng học trong quản trị kinh doanh chỉ là 3-4 tín chỉ là nhiều? Chính vì vậy, Khi khối lượng kiến thức của ngành QTKD rất là nhiều mà thời gian giảng dạy của thầy cô thì lại khá ít nên một số người không chịu tìm hỉu thêm thì đúng là không biết gì là phải rồi. Vậy chẳng lẽ học quản trị kinh doanh là đều không biết gì như vậy cả sao? câu trả lời là không , học quản trị kinh doanh đúng là bạn không đi vào chi tiết từng vấn đề , từng lĩnh vực như vậy nhưng nó lại cho bạn một cái nhìn "tổng quát" về mọi mặt của vấn đề để từ đó bạn đưa ra một "Quyết Định" toàn diện nhất và có tính chính xác nhất tới mọi mặt mà đương nhiên cái quan trọng nhất trong kinh doanh là gì? đó chính là "quyết định" . Một quyết định tốt sẽ làm cho tương lai của bạn tốt hơn, đưa công ty của bạn đi lên và ngược lại một quyết định "kém" sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai của chính bạn , có khi sẽ làm cho công ty của bạn phá sản. Trong cuộc sống lúc nào chúng ta cũng phải đưa ra những quyết định khó khăn và một quyết định chỉ thật sự là tốt khi nó bao hàm đựoc mọi vấn đề và lường trước được ảnh hưởng có liên quan . Lúc này quản trị kinh doanh cung cấp cho bạn cái nhìn đó.
Mặt khác , học quản trị kinh doanh không phải là bạn học chuyên môn, những người làm quản trị không bao giờ giỏi về chuyên môn nhưng họ lại biết "Sử dụng những người giỏi hơn họ" đó là quản Trị . Họ không có kĩ năng cứng tốt như các ngành khác như là phân tích tài chính , kiến trúc sư,kế toán, điện tử, CNTT .. nhưng họ lại biết kết hợp những người đó lại thành một tổ chức bới vì họ có một thứ mà những người khác không có đó là "Kĩ năng mềm" mà đặc biệt đó là kĩ năng tư duy , kĩ năng chiến lược và trong tay họ có một công cụ rất tốt đó là "kĩ năng ra quyết định"
(*) Để tìm hiểu khóa học quản trị kinh doanh nào thích hợp nhất cho bạn, gửi thắc mắc trực tuyến của bạn đến dich vụ tư vấn miễn phí của chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất về khóa học của mình.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Học ngành quản trị kinh doanh?

Xin hỏi: ngành quản trị kinh doanh có những ngành cụ thể nào, sau này ra trường sẽ làm gì? Nghe nói học ngành marketing ra trường chỉ được tuyển dụng để bán hàng có đúng không?
- Ngành quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng  hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền thông… 
SV tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự… có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch có khả năng điều hành một cơ sở kinh doanh du lịch, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch hoặc làm cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch… Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị chất lượng có thể lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng, xác định chính sách chất lượng cho công ty, góp phần tạo ra những sản phẩm phù hợp thị trường với chi phí thấp nhất…
SV chuyên ngành thương mại được đào tạo kiến thức và kỹ năng về thương mại, quản trị doanh nghiệp thương mại, có khả năng tham mưu lãnh đạo thương mại hiệu quả. Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc ở các đơn vị xuất nhập khẩu, thương mại, các công ty nước ngoài, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại… Còn đối với  ngành quản trị kinh doanh quốc tế, SV được trang bị các kiến thức về kinh doanh quốc tế, tiếp thị, có khả năng thiết lập và quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài... Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các cơ quan như bộ, sở thương mại, kế hoạch đầu tư, các công ty kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức quốc tế, khu công nghiệp…
Quản trị truyền thông là một chuyên ngành khá mới, đào tạo các kiến thức cơ bản quản trị doanh nghiệp và các kiến thức kỹ năng về quản trị truyền thông trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức và thực hiện các đợt quảng cáo, khuyến mãi; tổ chức các sự kiện, xử lý thông tin, thiết lập quan hệ với khách hàng... SV chuyên ngành  marketing có chuyên môn thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường, đàm phán khách hàng, thiết kế các chiến lược và tổ chức thực hiện kế hoạch marketing cho doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh ra sẽ làm gì?

Sáng 9/3, tại trường THPT Lý Thường Kiệt, Hoóc Môn đã diễn ra buổi tư vấn tuyển sinh. Nhiều bạn học sinh đã hăng hái đặt câu hỏi cho tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Hoa Sen.
Học ngành Quản trị kinh doanh ra sẽ làm gì?
 Học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt đang xem Cẩm nang tư vấn tuyển sinh ĐH Hoa Sen
Một bạn học sinh lớp 12B3 đã đặt câu hỏi ngành quản trị kinh doanh (QTKD) hiện nay có phải là một trong những ngành “hot”? Khi tốt nghiệp ra trường chúng em sẽ làm gì?
Trả lời câu hỏi này, cô Bùi Trân Phượng cho biết Ngành QTKD hiện đang là một trong những ngành có nhu cầu rất cao và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Theo thống kê của trường ĐH Hoa Sen, sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD có lương khởi điểm cao nhất. Do vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành này khi ra trường là có thể an tâm kiếm việc làm.
Học ngành QTKD, các bạn có thể làm các nghề như Chuyên viên phụ trách hành chánh và nhân sự, Chuyên viên bán hàng và quản lý khách hàng, Chuyên viên quản lý sản xuất, Chuyên viên quản lý cung ứng, Chuyên viên kinh doanh và tiếp thị, Khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Theo cô Phượng, năm ngoái ngành này của trường ĐH Hoa Sen không xét tuyển nguyện vọng 2 ở ngành này và thi vào ngành này không phải dễ. Kinh nghiệm các năm cho thấy điểm đầu vào của ngành QTKD dao động khoảng từ 18 đến 20 điểm ở bậc ĐH.
Với những bạn không đủ tự tin để thi vào ngành này, cô Phượng có lời khuyên các bạn nên đăng ký vào bậc Cao đẳng (CĐ) thì cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn. Tuy nhiên, với những bạn không thoả mái khi học CĐ nhưng lại không tự tin với bậc ĐH thì có thể đăng ký vào các ngành tương cận như ngành Marketing, Quản trị nhân lực. Sau đó, nhờ vào quy chế đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể chuyển qua ngành mà mình mong muốn ban đầu nhưng điểm thi không đủ vào ngành đó.
Ngoài ra, các bạn học sinh cần lưu ý khi chọn ngành QTKD chúng ta phải lưu ý vào hệ số chọi. Bởi thi vào ngành này khó do ngành này có cung nhiều hơn cầu (số thí sinh đăng ký cao hơn nhiều so với chỉ tiêu) sẽ đẩy điểm xét tuyển cao lên.
Có bạn học sinh băn khoăn bạn rất yêu thích ngành Marketing nhưng hiện trình độ tiếng Anh của bạn không khá lắm. Vậy bạn có nên đăng ký vào ngành này hay không?
Theo cô Phượng, trước tiên các bạn cần hiểu rõ về ngành Marketing. Ngành Marketing có liên quan đến kinh doanh, đó không hẳn là ngành mà sau khi tốt nghiệp bạn phải đi chào bán sản phẩm. Sau khi tốt nghiệp ngành này, các bạn có thể làm việc ở các cơ quan, đoàn thể gồm các công việc như lên chiến lược định vị sản phẩm, lợi thế của công ty để tư vấn cho lãnh đạo.
Đối với nghề này, nếu bạn giỏi tiếng Anh là một lợi thế nhưng nếu không giỏi thì bạn sẽ ít thuận lợi hơn. Thế nhưng hiện nay tại trường ĐH Hoa Sen có một trung tâm ngoại ngữ nhằm hỗ trợ cho sinh viên về lĩnh vực này. Do đó khi học tại trường, bạn có thể an tâm về trình độ ngoại ngữ của mình sau khi tốt nghiệp.

Một bạn học sinh khác thắc mắc tỉ lệ kiếm đựơc việc làm của sinh viên trường ĐH Hoa Sen trung bình trên 90%. Vậy 10% còn lại các bạn sinh viên đó làm gì?
Theo cô Phượng, đây là một câu hỏi hết sức thú vị. Cô cho biết khả năng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp phụ thuộc phần lớn vào kết quả học tập nhưng không phải hoàn toàn. Có những sinh viên có sức học vừa phải nhưng khi đi làm lại rất thành công. Theo cô có kết quả đó là do thái độ làm việc của mỗi sinh viên. Có những sinh viên không kiếm được việc làm sau tốt nghiệp là do sinh viên đó chưa tìm được niềm hăng say với công việc hoặc còn muốn theo đuổi việc học chứ chưa muốn đi làm. Riêng với trường ĐH Hoa Sen, trường cam kết những sinh viên tốt nghiệp loại Trung bình vẫn đủ sức đi làm và làm hài lòng doanh nghiệp.
Cuối cùng là một thắc mắc về học phí. Cô Phượng cho biết học phí tại trường ĐH Hoa Sen là 19,5 triệu/năm cho bậc ĐH và 17,5 triệu/năm cho bậc Cao đẳng. Học phí sẽ được đóng làm ba lần ở ba học kỳ trong mỗi năm học. Một năm có ba học kỳ gồm học kỳ một, học kỳ hai và học kỳ hè. Với học kỳ hè sinh viên sẽ học ít môn hơn nên đóng tiền sẽ ít hơn.
Ngoài ra, hiện tại trường ĐH Hoa Sen có hỗ trợ thủ tục cho sinh viên vay tín dụng và đến thời điểm này thì chưa một sinh viên nào của trường phải nghĩ học vì học phí cao.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Cô nàng " 2 trong 1" - quản trị kinh doanh

Vốn học chuyên ngành quản trị kinh doanh rồi đột ngột chuyển hướng sang thiết kế đồ họa là quyết định táo bạo đã đem đến thành công cho Nguyễn Hồng Trân Châu – sinh viên trường quốc tế Raffles - cô bạn cá tính đã mạnh dạn làm theo điều mà “con tim mách bảo”.
“Những kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanhthiết kế đồ họa cùng các kỹ năng được trui rèn tại trường quốc tế Raffles đã làm phong phú thêm hành trang vào đời cho em.”
Khai phá một hướng đi khác
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Châu sang Singapore học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Quản lý Châu Á Thái Bình Dương. Sau 2 năm vùi đầu sách vở, Châu chợt nhận ra dường như mình vẫn chưa tìm được con đường đi đích thực cho bản thân. Ham thích những điều mới lạ và muốn thỏa óc sáng tạo, cô bạn quyết định chuyển sang học thêm chuyên ngành về thiết kế đồ họa. Tìm hiểu thông tin trên mạng và được bạn bè tham khảo, Châu biết được trường Quốc tế Raffles hiện là một trong những nơi đào tạo chuyên ngành đó tốt nhất hiện nay. Thêm vào đó, tập đoàn giáo dục tư nhân lớn nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương này cũng đã mở trường tại Việt Nam (tại TpHCM và Hà Nội) nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ ham mê thiết kế đồ họa. Khi được hỏi vì sao không tiếp tục du học bên Singapore mà trở về nước, Trân Châu chia sẻ rằng khi đã quyết theo đuổi ngành thiết kế thì cô cũng có ý định về VN bởi muốn lấy quê hương là cảm hứng sáng tạo chủ đạo. “Tuy học trong nước nhưng chương trình đào tạo theo chuẩn của Úc bằng cấp có giá trị quốc tế và nên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới”, Trân Châu nói.
001
Ngã rẽ
Dù quyết tâm là thế và được gia đình ủng hộ, nhưng khó khăn là không ít khi dân quản trị kinh doanh lại nhảy ngang sang thiết kế thiết kế đồ họa. Hôm đầu tiên nhập môn “Màu sắc trong thiết kế đồ họa” tại trường Quốc tế Raffles thành phố Hồ Chí Minh, Châu không tránh khỏi ngỡ ngàng. Cô bạn phải công nhận rằng nghệ thuật cũng có những quy tắc nhất định, và khi muốn vươn tới thành công thì cần kết hợp hài hòa giữa những quy luật đó với sức sáng tạo của mình. “Nhưng khi bản thân đã xác định rõ thì sẽ càng có thêm động lực để vượt qua thử thách”, Châu tự tin. Chọn theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa cũng là một lựa chọn táo bạo nữa của Châu vì đây là ngành học còn rất mới ở Việt Nam mà chỉ có trường quốc tế Raffles đào tạo một cách bài bản. Châu nói rằng bây giờ nếu chọn lại một lần nữa thì cô vẫn sẽ quyết định như thế. Cô bạn còn chia sẻ thêm về tính thích tìm tòi và hay thắc mắc của mình, và Châu nghĩ rằng chính những nét tính cách đó đã bổ sung thêm cho quyết định sáng suốt của bản thân.
Bén duyên với ngành thiết kế  Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu càng khiến Châu có thêm tự tin trước ngưỡng cửa tương lai rộng mở
Bén duyên với ngành thiết kế
Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu càng khiến Châu có thêm tự tin trước ngưỡng cửa tương lai rộng mở. Hàng ngày miệt mài với công việc đưa ra những ý tưởng độc đáo nhằm quảng bá rộng rãi cho công ty, Nguyễn Hồng Trân Châu rất hạnh phúc vì được sống trọn với niềm đam mê của bản thân. “Những kiến thức chuyên ngành cùng các kỹ năng được trui rèn tại trường quốc tế Raffles đã làm phong phú thêm hành trang vào đời cho em”, Châu tự hào chia sẻ. Bởi làm trong lĩnh vực marketing tại BHD – một trong những công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, phân phối, và hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình và điện ảnh đòi hỏi ở Châu sự hiểu biết về thiết kế đồ họa để có thể phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban.
Đi theo niềm đam mê mà con tim mách bảo và cố gắng hết mình để đi trọn con đường đó sẽ mở ra cho các bạn trẻ một hướng đi đúng đắn cho mình là những điều mà Châu muốn chia sẻ với các bạn trẻ cũng đang lưỡng lự trước cánh cửa cuộc đời.
Box: 
Tên: Nguyễn Hồng Trân Châu
Chuyên ngành: Thiết kế đồ họa tại trường Quốc tế Raffles thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện đang công tác tại Công ty thiết kế HBD
Box:
Tập Đoàn Giáo Dục Raffles ("RafflesEducationCorp") là tập đoàn giáo dục dân lập lớn nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ khi thành lập trường đại học đầu tiên tại Singapore vào năm 1990, Tập đoàn đã phát triển hoạt động được 38 trường cao đẳng tại 35 thành phố trên khắp 14 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Úc, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Philippines, New Zealand, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Hơn 30.500 sinh viên hiện đang đăng ký theo học các chương trình đại học RafflesEducationCorp từ một nền giáo dục chất lượng cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp với những kiến thức và kinh nghiệm có liên quan đến ngành nghề tương lai.